KIẾN GIẢI VỀ CHỮA TRỊ UNG THƯ - PHẦN 11: BÁC SỸ ĐÔNG Y TRỊNH VĂN HỮU CHỮA UNG THƯ

"Đông y cho rằng nguyên nhân ung thư là do đàm khí huyết tắc nghẽn, dùng máu tươi hoá giải tắc, hoá đờm làm mềm sự kiên cố, đỡ chính đuổi tà, chữa khỏi không ít tích tụ vảy mày, thực tế là ung thư. Chỉ là không gọi nó ung thư mà thôi."

 

KIẾN GIẢI VỀ CHỮA TRỊ UNG THƯ - PHẦN 11 : BÁC SĨ ĐÔNG Y TRỊNH VĂN HỮU CHỮA UNG THƯ

 

"Đông y cho rằng nguyên nhân ung thư là do đàm khí huyết tắc nghẽn, dùng máu tươi hoá giải tắc, hoá đờm làm mềm sự kiên cố, đỡ chính đuổi tà, chữa khỏi không ít tích tụ vảy mày, thực tế là ung thư. Chỉ là không gọi nó ung thư mà thôi."

Trịnh tiên sinh vốn là kế toán phòng nguyên liệu thuốc, bộ phận vệ sinh của xưởng chế tạo ô tô Trường Xuân.Do được chứng kiến hiệu quả chữa bệnh của vỏ cây rễ cỏ, thập niên 60 ông bắt đầu tự học y. Ông chữa cho người thân, bạn bè những bệnh thường gặp. Những lần chữa bệnh này giúp ông tích luỹ được không ít kinh nghiệm Đông y lâm sàng. Phương pháp chữa bệnh của Đông y không giống Tây y, để diễn giải rất phức tạp, vận dụng lại đơn giản.Bởi vì Đông y cho rằng sinh mệnh giống như một chiếc thuyền không ngừng tiến về phía trước. Khi ốm (ung thư cũng như vậy) là chiếc thuyền bị mất cân bằng khi đang di chuyển, cũng có nghĩa là âm dương (hàn-nhiệt, hư-thực) mất đi cân bằng. Nhiệm vụ của thầy thuốc là điều chỉnh thăng bằng của nó. Chỉ cần cân bằng, con thuyền sẽ di chuyển về đích, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó.

Một hôm, bạn thân dưới quê của Trịnh Văn Hữu tên Sử Việt phát hiện u ác ở cổ, đến gò má cũng sưng lên. Anh ta dắt con trai đến giao phó việc hậu sự, nhờ Trịnh Văn Hữu chăm sóc cho nó. Trịnh Văn Hữu khuyên bạn không nên sốt ruột, có bệnh thì ở lại tìm bệnh viện chạy chữa. Thế nhưng Trịnh Văn Hữu không tìm thấy bác sỹ chữa được ung thư.Ông đành thử bốc cho Sử Việt mấy thang thuốc bắc, đồng thời dùng thêm ít thuốc bôi ngoài. Một tuần sau khối u nhỏ lại, cổ vốn sưng to nay đã bớt đi, đầu cũng không đau nữa, về sau dần dần khỏi bệnh.

Khi Sử Việt về đến nhà, hàng xóm ngỡ anh ta gặp được thần tiên. Tiếp đó vợ của một người bị ung thư dạ dày tên Lâm Điện Tu đỡ một tấm “Thông báo tình trạng nguy kịch” đến gặp Sử Việt, rồi đến Trịnh Văn Hữu. Sau khi được Trịnh Văn Hữu chữa trị hơn 10 ngày, Lâm Điện Tu đến nhà cảm tạ Trịnh Văn Hữu. Sau đó Trịnh Văn Hữu viết “tài liệu khai báo” gửi lãnh đạo xưởng tường thuật kinh nghiệm chữa ung thư của mình nhưng ông không những không nhận được sự động viên mà còn không ai nghĩ đến được,    xưởng trưởng Quân Đại Biểu cho rằng: “Đây là động hướng mới của đấu tranh giai cấp”. Một câu nói thôi mà suýt giết chết một mầm non chữa trị ung thư. Nhân loại có rất nhiều phát minh, sáng tạo đều đến từ một phút hứng khởi. Nhưng sự “tồn tại” hay “diệt vong” của nó là do hoàn cảnh đương thời và tính cách cá nhân. Hoàn cảnh đương thời của Trịnh Văn Hữu vô cùng ác liệt nhưng ông là một nhà đấu tranh bất khuất, một người làm việc thực.

Năm 1976, vợ Trịnh Văn Hữu là Lưu Thục Vân mắc phải ung thư tiểu mô tế bào vảy. Cánh mũi trái có một khối u 1,5x1,5. Bác sỹ cho rằng vùng ở mũi bắt buộc phải cắt bỏ.Nhưng “phẫu thuật xong, xạ trị không đảm bảo sẽ không bị di căn nữa, không đảm bảo khâu xong không bị mắt lệch miệng nghiêng”.Vợ chồng Trịnh Văn Hữu sau khi thương lượng quyết định thử tự chữa trị. Ông không những chữa khỏi cho vợ, đồng thời còn chữa khỏi cho phân xưởng tổng hợp Tôn Quế Trân bị ung thư tuyến giáp và phân xưởng côn cụ Tống Toàn bị ung thư dạ dày phẫu thuật xong bị di căn thượng vị… Ông nói nguyên nhân ung như không phải do lây truyền virut tạo thành, khẩn khoản dừng ngay việc hoá trị lấy độc trị độc. Ông cho rằng bản thân có thể so sánh với chuyên gia chữa ung thư ở Bắc Kinh xem, Đông y chữa khỏi ung thư, hay Tây y chữa khỏi ung thư. Ông dùng những ý tưởng này viết nên “Thông báo”, đem dán ở cổng bệnh viện ung bướu Nhật Đàn. Dám thử thách bản lĩnh với một bệnh viện ung bướu có tiếng, nếu như không chắc chắn nhận định phương pháp chữa ung thư của Tây y mắc sai lầm mang tính căn bản, há chẳng phải sẽ sợ người đời cười chê hay sao? Chỉ biết rằng tờ thông báo đó đã khiến ông bị tạm giam 3 tháng.

Năm 1984, ông ứng tuyển phó giám đốc bệnh viện ưng bướu Nhạn Sơn, Bắc Kinh kiêm bác sỹ chủ trị. Rất nhiệu bệnh nhân ung thư dạ dày, ung thư thượng vị, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi… được ông chữa khỏi. Họ đến bệnh viện ưng bướu Nhạn Sơn cầu cứu và được chữa khỏi. Theo cách phân loại của Tây y, chủng loại ung thư rất nhiều, hạng mục kiểm tra phức tạp, không thể đếm xuể. Thế nhưng kinh nghiệm chữa trị của Trịnh Văn Hữu lại vô cùng đơn giản. Vì thế không thể là ung thư gì, đều có thể chữa trị. Nếu như ngay từ đầu người dân tin tưởng “quốc bảo” của mình, tin tưởng thuốc Đông y thì không đến mức có nhiều người chết vì chữa trị như vậy. 90% những người đến bệnh viện Nhạn Sơn cứu chữa đều đã qua hoá xạ trị, Tây y đã hết cách, đã được nhận thông báo tình trạng nguy kịch rồi. Vương Cảnh Ba của trường công trình kiến trúc Đan Đông mắc ung thư hang vị, phẫu thuật xong gầy không nhận ra, người nhà vô cùng lo sợ, đưa ông đến bệnh viện Nhạn Sơn điều trị 38 ngày, mặt mũi hồng hào quay về Đan Đông. Vương Cảnh Ba còn ghi chép lại nhiều trường hợp bệnh viện cấp 1 của tỉnh “tuyên bố tử hình” rồi vẫn hồi phục khoẻ mạnh trở lại sau khi điều trị. Minh chứng Đông y không những chữa ung thư, chữa khỏi ung thư lại không hại sức khoẻ. Không những thế, giá thành cực thấp.

Đông y cho rằng nguyên nhân ung thư là do đàm khí huyết tắc nghẽn, dùng máu tươi hoá giải tắc, hoá đờm làm mềm sự kiên cố, đỡ chính đuổi tà, chữa khỏi không ít tích tụ vảy mày, thực tế là ung thư. Chỉ là không gọi nó ung thư mà thôi. Trước đây rất nhiều người cho rằng Đông y không chữa được ung thư. Thực tế là một câu chuyện cười.Vì sao thế?Là vì tên gọi không giống nhau.Ví dụ như người nước ngoài nuôi dog, nói người Trung Quốc không biết nuôi dog, chỉ biết nuôi chó mà thôi. Đây không phải chuyện đáng buồn  cười sao?

Trong lịch sử Trung Quốc, có rất nhiều đơn thuốc chữa trị bệnh tích tụ vảy mày, thực tế là đơn thuốc chữa ung thư. Nhưng chúng ta không giải nghĩa sự tích tụ vảy mày này là sinh ung thư. Chúng ta không mở chuyên khoa chữa trị bệnh tích tụ vảy mày và chuyên khoa ung thư mà thiên về Đông Tây y kết hợp. Tôi cho rằng lúc điều trị, Đông Tây y kết hợp cố nhiên vẫn cần nhưng đặt tên đối xứng giữa hai nền y học đối với nghiên cứu y thuật và tiến bộ mà nói, dường như càng quan trọng. Đạo lý từ đâu ra?Người đọc tự mình suy ngẫm.

Trịnh Văn Hữu mở một bệnh viên ung bướu Đông y ở Thẩm Quyến. Chỉ trong vài năm, toàn quốc đã có hơn 100 phân viện, bao gồm Hongkong, Đài Loan, Nhật, Thái Lan… Trịnh tiên sinh đã tạo ra một tiền lệ, là một người tiên phong, xứng đáng cho chúng ta ghi nhớ. Đáng tiếc năm ngoái ông đã qua đời đem theo cả sự nghiệp của mình. Bạn tôi Phan Sơ Cảnh đặc biệt đến thăm bệnh viện ung bướu của Trịnh Văn Hữu ở Thẩm Quyến, đem về tin tức không tốt lành: bác sỹ đi rồi, không có bệnh nhân nằm viện, chỉ có vợ Trịnh tiên sinh ở lại đọc đơn thuốc chữa ung thư của ông. Trịnh tiên sinh dưới suối vàng có biết, nên trách cứ ai bây giờ? Thứ nhất, chúng ta thường tự huỷ đi mảnh đất văn hoá của mình. Thứ hai, văn hoá Đông y khó tiếp nối.Thứ ba, nhận thức bảo thủ của bản thân Trịnh tiên sinh. Tôi cho rằng, chữa trị là bệnh nhân đem giao tính mệnh và sức khoẻ cho bác sỹ. Bác sỹ chỉ có thông qua điều trị mới thu hoạch được kinh nghiệm. Từ đó, kinh nghiệm chữa trị là do bác sỹ dựa sự tin tưởng và ủng hộ của bệnh nhân mà có được. Do đó không thể coi đó là tài sản tư hữu của bác sỹ. Do thị trường đã xâm nhập y học. Bác sỹ rút được kinh nghiệm qua quá trình điều trị bị cho là thương phẩm độc quyền, là tài sản tri thức, không được truyền bá ra ngoài và phổ cập. Trịnh tiên sinh cũng bị ràng buộc bởi điều này, trước khi chết không công khai, sau khi chết mang chôn theo người. Thực tế, cái gọi là độc quyền của Trịnh tiên sinh, cũng giống như cổ đại Trung Quốc, chỉ là những kinh nghiệm thành đơn thuốc. Lúc sử dụng còn phải dựa vào người bệnh khác nhau, biểu hiện khác nhau, mà cần tiến hành chữa trị biện chứng chứ không phải đem về tuỳ ý sử dụng. Vì thế, sau khi Trịnh tiên sinh qua đời, mặc dù ông để lại thuốc tạo thành từ bí mật độc quyền, người khác không học được cũng không nắm được kinh nghiệm khi sử dụng, kinh doanh của bệnh viên sẽ kém đi.

Con người ai rồi cũng phải chết. Thứ con người sáng tạo ra không nên đi theo người đã khuất. Trịnh tiên sinh đi rồi, bệnh viện của tiên sinh cũng đi theo. Thực khiến người ta cảm khái!